VIDEO

HỖ TRỢ

Anh Quân

Ho tro truc tuyen

0982607273

Thùy Dương

Ho tro truc tuyen

0902237375

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Báo chí

Báo Châu Á Thái Bình Dương | Báo động tăm nhập khẩu đeo mác thương hiệu Việt


Từ năm 2009 đến nay, nhiều phương tiện thông tin đại chúng phản ánh trên thị trường có nhiều sản phẩm tăm bị tẩm hoá chất, làm người tiêu dùng hoang mang lo sợ.

 

Chúng tôi đã đến gặp anh Nguyễn Văn Hà- chủ doanh nghiệp sản xuất tăm tre Bình Minh, một sản phẩm đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm chứng chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn. Thương hiệu tăm tre Bình Minh được tặng bằng chứng nhận huy chương vàng hàng chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn cho 02 sản phẩm tăm tre hương Quế và tăm tre hương Bạc Hà và nhiều giải thưởng của nhà nước. Hiện doanh nghiệp tăm tre Bình Minh sản xuất tại các xưởng ở Nghệ An, Hà Nam, Hoà Bình, Xuân Mai và Khâm Thiên - Hà Nội phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

 

Thời gian qua có một nghịch lý là Việt Nam xuất hàng ngàn tấn tre cho Trung Quốc và lại nhập tăm về tới 1.118 tấn tăm tre. Con số đó mới chỉ phản ánh một phần, còn các cửa khẩu phía Bắc con số vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Điều đáng lo ngại là bất chấp có dư lượng hoá chất hay không, tăm nhập về giá chỉ bằng một nửa so với  tăm sản xuất trong nước. Điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất tăm trong nước, đầu tư công nghệ hiện đại, sản xuất có chất lượng tăm tốt bị thua ngay trên sân nhà.

 

Câu hỏi đặt ra là với việc chở tre về nước sản xuất rồi lại tái xuất sang Việt Nam với giá rất rẻ, các chi phí tiền điện, tiền công, tiền hao mòn máy móc được tính cả vào giá thành ,các cơ sở sản xuất tăm tre Trung Quốc sẽ xoay sở thế nào?

 

Theo khảo sát, tăm bán ra thị trường số lượng nhập vào hàng ngàn tấn nhưng không có hộp tăm nào mang nhãn mác Trung Quốc. Thậm chí có nhãn mác lấy biểu tượng huy chương  vàng in lên nhãn mác lừa dối người tiêu dùng vi phạm làm mất uy tín của giải thưởng. Những hộp tăm này đã được mang đi kiểm định tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra về nồng độ hoá chất, kết quả thử nhiệm TCVN 6494-2000 hàm lượng  hoá chất Na2SO4 - mẫu số 1 = 404,8 -mẫu số 2 = 948,0 - mẫu số 3 = 1156,3 và có mùi chua. Khi cắn dập đầu tăm sẽ cảm nhận thấy vị hơi đắng, hoàn toàn không có mùi quế.

 

Theo anh Hà, trong Hà tây không có một xưởng nào sản xuất tăm quế vì vậy không có cơ sở nào đăng ký sản xuất tăm quế. Cũng theo anh Hà, năm 2008 người trung Quốc mời anh mua tăm nhưng anh đã từ chối không mua. Năm 2009-2010, anh Hà bị rất nhiều cuộc điện thoại nặc danh gọi đến khủng bố đe doạ đốt xưởng.

 

Qua thông tin được biết, trước đây chúng ta xuất khẩu quế, nước ngoài bảo là có chất Đioxin (chất độc màu da cam) nhằm kiềm chế xuất khẩu quế của Việt Nam. Khi các doanh nghiệp trong nước chế tạo được tinh dầu quế và bán ra nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã mang cả công nghệ sang Yên Bái và thu mua quế của dân để nấu tinh dầu quế, xuất ngược lại Trung Quốc và bán cả ngay tại Việt Nam. Thực tế đó đã làm cho nhiều công ty chế biến tinh dầu quế ở Việt Nam lâm vào tình cảnh khó khăn.

 

Thực tế trên đã cho thấy đã xuất hiện nhiều chiêu cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất, chế biến và nhập khẩu mặt hàng tăm tre. Điều đó là một thực tế không chỉ với nghề sản xuất tăm tre mà còn làm cho nền sản xuất của Việt Nam nói chung không phát triển được, không sản xuất được sản phẩm cho xã hội đáp ứng với tiêu dùng, đi mua hàng rẻ tiền về đóng gói kiếm lợi nhuận, không đầu tư công nghệ tạo việc làm; các doanh nghiệp làm ăn bài bản đã “thua” ngay trên sân nhà còn người lao động thì mất nghề, mất việc làm. Đắt giá hơn nữa, khi “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhãn mác của Việt Nam nhưng ruột của nước ngoài trong khi đó người tiêu dùng trong nước phải bỏ tiền ra mua mà lại không có cơ hội sử dụng tăm chất lượng.

 

Theo TC tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

 

Tin khác