Báo chí
Báo Người Tiêu Dùng - Người đi tìm hồn cốt tăm tre Việt Nam
Đây là cái tên được người tiêu dùng Việt Nam từ nhiều năm nay yêu mếm đặt tên cho ông Nguyễn Văn Hà – GĐ cơ sở sản xuất tăm tre Bình Minh.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thăm gian hàng tăm tre Bình Minh
Theo lời kể của ông Hà, năm 1992 ông thời còn làm công tác ngoại giao bên đất nước chùa Vàng - Thái Lan những ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật ông thường xuống cơ sở sản xuất tăm tre của người Thai Lan học nghề. Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm đến cuối năm 1994 ông đã mua công nghệ mang về nước tự sản xuất, và đến năm 1995 thì lập lập cơ sở lấy tên là cơ sở sản xuất tăm tre Bình minh.
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007, những sản phẩm tăng tre đầu tiên do chính bàn tay người thợ cơ sở sx tăm tre Bình Minh đã xuất khẩu sang thị trường Đông Âu, Malaixia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonexia.
Ngay từ khi mới đưa ra thị trường sản phẩm tăm tre Bình Minh đã được Tổng cục đo lường chất lượng kiểm chứng chất lượng hàng hoá đạt Tiêu chuẩn. Đồng thời thương hiệu tăm tre Bình Minh được tặng bằng chứng nhận huy chương vàng hàng chất lượng cao năm 2003 và huy chương hàng chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn cho 02 sản phẩm tăm tre hương Quế và tăm tre hương Bạc hà và nhiều giải thưởng của Nhà nước.
Hiện doanh nghiệp tăm tre Bình Minh sản xuất tại 4 xưởng: Hà Nội – Xuân Mai, Hòa Bình – Hà Nam, Qùy Châu, thuộc tỉnh Nghệ An, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nhất là lao động vùng sâu vùng xa sản xuất tăm tre, đũa tre, que xiên thịt nướng, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Điều nghịch lý hiện này là chúng ta xuất hàng ngàn tấn tre cho Trung Quốc và nhập tăm về lên tới số lượng 1.118 tấn tăm tre (theo báo Hải quan tỉnh Bình Duơng ngày 18/11/2010), còn các cửa khẩu ngoài bắc chưa được thống kê và đến nay số lượng lên đến bao nhiêu thì chưa rõ, vì Nhà nước chưa có quy định về xuất tre và nhập tăm về hàng rào kỹ thuật chưa được áp dụng. Bất chấp có dư lượng hoá chất hay không, giá bán rẻ bằng một nửa so với tăm sản xuất trong nước, thời kỳ đầu họ bán 19 nghìn đồng/1kg. Nếu sản xuất 1kg tăm cũng hết 19 nghìn tiền nguyên liệu, điều bất hợp lí ấy đến nay đã làm cho các nhà sản xuất tăm trong nước bị thua ngay trên sân nhà.
Câu hỏi đặt ra, họ mua tre và chuyên chở về nước sản xuất chi phí gồm tiền điện, tiền công, tiền hao mòn máy móc, rồi họ lại chuyên chở tăm sang Việt nam thì họ lấy gì bù vào. Trong thùng karton đựng tăm chở sang Việt nam còn loại hàng gì, liệu có hàng trốn thuế trong thùng tăm không? Họ lấy lãi của hàng trốn thuế để bù vào?.
Tăm bán ra thị trường số lượng nhập vào hàng ngàn tấn, trên thị trường không có hộp tăm nào mang nhãn mác Trung Quốc, toàn nhãn mác Việt Nam. Hầu như nhãn mác không có xuất sứ, hàng hoá hoặc địa chỉ không rõ ràng thậm chí có nhãn mác lấy biểu tượng huy chương vàng in lên nhãn mác lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, làm mất uy tín của giải thưởng. Những hộp tăm này đã được mang lên tổng cục đo lường chất lựợng kiểm tra về nồng độ hoá chất, kết quả thử nhiệm TCVN 6494-2000 hàm lượng hoá chất Na2SO4 - mẫu số 1 = 404,8 -mẫu số 2 = 948,0 - mẫu số 3 = 1156,3 mùi chua, tăm cắn dập ra cảm nhận hơi đắng hoàn toàn không có mùi quế. Vì, nếu có cho quế vào hoá chất làm mất mùi Quế,vậy nhãn mác Việt Nam thì người Việt Nam phải chịu trách nhiệm chứ người nước ngoài có chịu trách nhiệm đâu.Trang mạng điện tử thông tin không đúng vô tình tiếp tay cho nước ngoài tăm nhập vào Việt Nam tẩm hóa chất họ đổ tất cả vào người Việt Nam phải gánh chịu.
Ông Hà cho biết: Năm 2008 người Trung Quốc mời tôi mua tăm, tôi không mua. Họ đặt vấn đề không cần sản xuất liên doanh xuất tre cho họ và nhập tăm về giá rẻ bằng một nửa so với tăm sản xuất trong nước, tôi không đồng ý .Năm 2009-2010 tôi bị rất nhiều cuộc điện thoại nặc danh gọi đến khủng bố đe doạ đốt xưởng, tôi cho rằng chúng ta đang bị nước ngoài thao túng. Một số người làm ăn theo kiểu chộp giật, họ dựa vào sự hỗ trợ của nước ngoài để hưởng lợi nhuận.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước, không sản xuất được sản phẩm cho xã hội đáp ứng với tiêu dùng, đi mua hàng rẻ tiền về đóng gói kiếm lợi nhuận, không đầu tư công nghệ tạo việc làm,các doanh nghiệp làm ăn bài bản thua ngay trên sân nhà, người lao động mất việc làm, doanh nghiệp lao đao, bán hàng ra thị trường cạnh tranh không lành mạnh “ Rẻ mà hoá đắt”. Hơn nữa “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,nhãn mác của Việt Nam nhưng ruột của nước ngoài, người tiêu dùng không biết mua hàng ở đâu đúng với giá trị của nó.
Trong xu thế hội nhập, quốc tế hiểu sai về Việt Nam. Cái tăm không sản xuất được mà phải nhập khẩu của Trung Quốc, mà có sản xuất được thì toàn là tăm tẩm hoá chất. Vậy, chúng ta có xuất khẩu được tăm, và các sản phẩm nguyên liệu làm từ tre có phải là mặt hàng truyền thống không?.Chúng ta đang bị nước ngoài khống chế, chèn ép, lấn sân nền sản xuất của chúng ta từ cái tăm trở đi.Vậy chúng ta nghĩ gì? Những trăn trở ấy, các nhà quản lí thị trường đã biết và biết rất rõ. Rừng tre của chúng ta đang cạn kiệt báo động, hàng ngày chặt hàng trăm tấn tre, mọc còn không kịp nữa là trồng. Nếu chúng ta không xuất tre và nhập tăm về thì cơ hội tìm kiếm việc làm cho ngượi lao động còn rất khả thi. Các doanh nghiệp Việt cũng cần nghĩ tới một chiến lược kinh doanh táo bạo là dám cạnh tranh trên thị trường quốc tế vì lợi ích của chính doanh nghiệp mình và vì uy tín của quốc gia. Và một điều rất quan trọng là tạo việc làm, tái tạo rừng bảo vệ môi trường sinh thái...
Đất nước đổi mới tham gia hội nhập quốc tế cũng là thời kỳ chứng minh sự ra đời của những doanh nhân dũng cảm,bản lĩnh và nghị lực đam mê làm giàu,họ đã cùng xã hội tạo nên một bước chuyển đổi mang tính lịch sử thay đổi diện mạo của đất nước.Bên cạnh những doanh nhân được xã hội nể trọng vì những giá trị thực họ mang lại cho doanh nghiệp và cho đất nước.Cũng không ít những người xưng danh là doanh nhân đã và đang làm tổn hại đến ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến nèn kinh tế của xã hội Trở lại thế hệ doanh nhân thời đổi mới, chúng ta cần trân trọng giá trị nhân văn của chính chúng ta. Không vì hám lợi trước mắt mà làm ăn chộp giật được. Chúng ta đều cảm nhận được hiện tại đội ngũ doanh nhân của chúng ta đông về lượng, nhưng nghèo nàn về chất . Khi cơn bão suy thoái ập đến, năng lực bị lộ ra. Trong hai năm trở lại đây, hàng trăm ngàn doanh nghiệp liện tục bị phá sản, bị khai tử. Đằng sau doanh nghiêp bị phá sản kéo theo gánh nặng trầm trọng cho xã hội, công nhân không có việc làm, xu hướng tệ nạn xã hội tăng.
Những doanh nghiệp không được xây dựng từ nền tảng vững chắc thì sớm muộn gì cũng phải trả giá,cuộc khủng hoảng này như một cuộc thanh lọc thực sự khắc nghiệt cho doanh nhân và doanh nghiệp.Những ai chưa nhận ra bản chất sứ mệnh của doanh nhân, doanh nghiệp thì bắt buộc phải nhìn lại vai trò của mình và nếu tiếp tục hành trình thì phải làm khác đi, nhận thức đúng đắn cách làm kinh doanh, tổ chức sản xuất làm ăn bài bản có chiều sâu bền vững.
Doanh nghiêp nào trong giai đoạn này còn tồn tại chứng tỏ được bản lĩnh và nghị lực và có rất nhiều cơ hội để làm giàu, nhưng! bên cạnh đó còn nhiều yếu tố, nếu như chúng ta tiếp tục không kiểm tra cho nhập hàng giá rẻ không an toàn cho người tiêu dùng.Quản lý thị trường không nghiêm túc và đủ mạnh thanh lọc các siêu thị, đại lý bán hàng không rõ xuất sứ hàng hóa, không có kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa ,không giấy phep kinh doanh,không mã số thuế...Thì các cơ quan chức năng phải có cơ chế hình phạt thật nặng cho các chiêu bài dùng nhãn mác của Việt Nam nhưng ruột của nước ngoài không thực hiện chủ trương đúng cuộc vận động của Bộ Chính trị “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” “ Người tiêu dùng thông thái”.
Bước sang năm mới, đặt ra cho chúng ta rất nhiều trải nghiệm của năm qua, cuộc chiến thương trường là chiến trường không khoan nhượng với các cơ sở sản xuất kinh doanh không đủ các điều kiện pháp lý, không có công nghệ sản xuất, đi mua hàng rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đóng gói lừa dối người tiêu dùng...Hãy chấm dứt lối làm ăn chộp giật để hướng thiện. Bằng con đường kinh doanh sáng tạo hơn, nhiều nỗ lực trí tuệ hơn,và khát vọng vì những điều lớn lao hơn. Chúng ta rất kì vọng một thế hệ doanh nhân mới, có đủ phẩm chất và khát vọng làm giàu hãy chuẩn bị hành trang và bản lĩnh để bước vào cuộc chơi và tự tin bước ra sân chơi,sản xuất cho tương lai chúng ta không thể đi mãi trên một cây cầu cũ được tính xấu nhất cho các doanh nhân mình làm không bằng người ta thì dùng các thủ đoạn và các chiêu bài cạnh tranh không lành mạnh nhằm triệt hạ làm ảnh hưởng cho các doanh nhân chân chính bức xúc cho xã hội chúng ta hãy bản lĩnh đương đầu với thử thách để tự khẳng định mình là Doanh nhân thời hội nhập.
Tin khác
- Báo công luận | Sự thật về tăm tre bị tẩm hóa chất (tăm tre hương Quế)
- Báo Thanh Tra Chính Phủ | Sự thật về tăm tre bị “tẩm hóa chất”
- Báo Công Nghiệp | Sự thật về tăm tre bị tẩm hóa chất (tăm tre hương Quế)
- Báo Môi Trường | Sự thật tăm tẩm hóa chất (tăm tre hương quế).
- Tạp Chí Kinh Doanh | Sự thật tăm tẩm hóa chất (tăm tre hương quế).
- Báo Môi Trường và Sức Khoẻ | Sự thật tăm tẩm hóa chất (tăm tre hương quế).
- Báo Đất Việt | Vạ lây vì tăm tẩm hóa chất
- Báo Quê Hương Ngày Nay | Chuyện thăng trầm của Tăm tre hương Quế Việt Nam
- Báo Kiểm Sát Online | Sự thật tăm tẩm hóa chất (tăm tre hương quế)
- Báo Đại Đoàn Kết
- Báo Châu Á Thái Bình Dương | Báo động tăm nhập khẩu đeo mác thương hiệu Việt
- Báo Kinh Tế và Dự Báo | Phía sau sự thật về tăm tre bị tẩm hóa chất (tăm tre hương Quế)
- Báo Người Đưa Tin | Sự thật về làng tăm ở Quảng Phú Cầu
- Báo Bách Khoa | Sự thật tăm tẩm hóa chất (tăm tre hương quế)
- Báo Pháp Luật | Báo động tăm nhập khẩu đeo mác thương hiệu Việt
- Báo Nghiên Cứu Lập Pháp Quốc | Hội Báo động tăm nhập khẩu đeo mác thương hiệu Việt
- Báo Điện Tử Giáo Dục Việt Nam | Sự thật tin đồn tăm tre tẩm hàng chục loại hóa chất
- Báo 24h.com.vn
- Câu chuyện đau vì xuất tre đi và nhập tăm về
- Báo hàng hoá và thuơng hiệu
- Tạp chí Thanh Tra Việt Nam
- Báo Tạp chí Doanh Nhân Việt | Tăm Tre Bình Mình: Thương Hiệu Của Chất Lượng
- Báo Doanh Nghiệp | Tăm tre Bình Minh xuất ngoại
- Báo Doanh Nhân Việt Nam
- Báo Tuyên Giáo | Tăm tre Bình Minh: Hàng Việt cho người Việt
- Báo Thanh Niên - 06/01/2014 | Điêu đứng vì hàng 'dỏm' Trung Quốc
- Báo dân trí | Tăm tre Bình Minh xuất ngoại
CÁC GIẢI THƯỞNG
Tìm kiếm
GÓC BÁO CHÍ
THÔNG TIN CẦN BIẾT
THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP
Online: 1
Hôm nay: 32
Tổng cộng: 396.691