VIDEO

HỖ TRỢ

Kinh doanh

Ho tro truc tuyen

986625252

Kinh doanh

Ho tro truc tuyen

0986625252

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Báo chí

Báo Kinh Tế và Dự Báo | Phía sau sự thật về tăm tre bị tẩm hóa chất (tăm tre hương Quế)


Qua câu chuyện “cái tăm” mới thấy thêm một vấn đề lớn của đất nước hiện nay trong việc hạn chế nhập khẩu hàng ngoại và xuất khẩu nguyên liệu thô.

Sau khi trang web http://www.congluan.vn/Item/VN/ThangLong/-Su-that-ve-tam-tre-bi-tam-hoa-chat-(tam-tre-huong-Que)/7D685B6780715C67/ đưa tin : Tăm tre Bình Minh đã được Tổng cục đo lường chất lượng kiểm chứng chất lượng hàng hoá đạt Tiêu chuẩn, chúng tôi thấy cần có thêm những bình luận, như sau:

Thương hiệu tăm tre Bình Minh được tặng Bằng chứng nhận Huy chương vàng hàng chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn cho 02 sản phẩm tăm tre hương Quế và tăm tre hương Bạc hà và nhiều giải thưởng của Nhà nước. Doanh nghiệp tăm tre Bình Minh có 4 xưởng sản xuất tại (Nghệ An - Hà Nam – Xuân Mai, Hoà Bình – Khâm Thiên, Hà Nội), đang sản xuất tăm tre xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Thế nhưng, sự cạnh tranh của sản phẩm tăm tre Bình Minh trên sân nhà đang gặp phải những thách thức lớn do những kiểu loby, PR sản phẩm của tăm tre nhập khẩu rất tinh vi. Trong đó có việc tung tin thất thiệt, nhiều hành vi mang tính xã hội đen. Chẳng hạn, năm 2008 người Trung Quốc mời anh Hà (chủ doanh nghiệp Bình Minh) nhập khẩu tăm, nhưng anh không mua. Năm 2009-2010 anh Hà bị rất nhiều cuộc điện thoại nặc danh gọi đến khủng bố đe dọa đốt xưởng. Từ đó anh Hà cho rằng, chúng ta đang bị nước ngoài thao túng, một số người làm ăn theo kiểu chộp giật dựa vào sự hỗ trợ của nước ngoài để hưởng lợi nhuận đang tung hứng cho cách làm đó.
 



Sản xuất tăm tre tại doanh nghiệp tăm tre Bình Minh


Trên thực tế có một nghịch lý là, chúng ta xuất hàng ngàn tấn tre cho Trung Quốc và nhập tăm về lên tới số lượng 1.118 tấn tăm tre (theo báo Hải quan Bình Duơng, ngày 18/11/2010), chưa kể các cửa khẩu ngoài Bắc chưa được thống kê và đến nay số lượng lên đến bao nhiêu thì chưa rõ?!. Việc nhập tăm bất chấp có dư lượng hoá chất hay không, giá bán rẻ bằng một nửa so với tăm sản xuất trong nước, nên các nhà sản xuất tăm trong nước đang bị thua ngay trên sân nhà.

Nhưng còn một nghịch lý nữa là tăm nhập vào hàng ngàn tấn như vậy, nhưng trên thị trường Việt Nam không có hộp tăm nào mang nhãn mác Trung Quốc, mà toàn nhãn mác Việt Nam, hầu như các nhãn mác đều không có xuất sứ hàng hoá hoặc địa chỉ không rõ ràng, thậm chí có nhãn mác lấy biểu tượng Huy chương vàng, nhưng ngọn ngành sự thực ra sao chưa rõ. Làm như vậy là lừa dối người tiêu dùng, làm mất uy tín của giải thưởng. Những hộp tăm này đã được mang lên Tổng cục Đo lường chất lựợng kiểm tra về nồng độ hoá chất, kết quả thử nhiệm TCVN 6494-2000 hàm lượng hoá chất Na2SO4 - mẫu số 1 = 404,8 -mẫu số 2 = 948,0 - mẫu số 3 = 1156,3 mùi chua tăm cắn dập ra cảm nhận hơi đắng hoàn toàn không có mùi Quế. Vì nếu có cho Quế vào thì các dư lượng hoá chất trên đều làm mất mùi Quế.

Anh Hà (chủ doanh nghiệp tăm tre Binh Minh) cho biết: “tẩy bằng ôxy hoặc sấy bằng lưu huỳnh trong quá trình sản xuất nếu xử lý không đảm bảo, trong que tăm còn dư lượng hoá chất thì không ủ được Quế vì hoá chất làm mất mùi Quế. Đó là cơ sở khoa học, là thử nghiệm thực tế”. Anh Hà khẳng định thêm về chất lượng của loại tăm tre hương vị Quế và hương vị Bạc Hà của thương hiệu Bình Minh.

A dua với những kiểu loby, PR tinh vi nêu trên còn có cả những bài báo nêu sai sự thật, thiếu cơ sở thực tế. Chẳng hạn, có bài báo nêu tăm tre Bình Minh ở Quảng Phú Cầu (Hà tây cũ), nhưng sự thực không có một xưởng nào sản xuất tăm Quế (không có cơ sở nào đăng ký sản xuất tăm Quế). Những nhân chức của bài báo, như anh (N.A) chị Nghĩa An, anh (T) anh Tuyến (theo tờ Công luận) cho biết nhà báo đưa tin các anh làm tăm quế là sai sự thật. Cái thứ mà nhà báo thấy các anh dùng hóa chất tẩy trên ảnh đấy chính là tăm để cho người ta mua về dệt mành, 1 tháng cũng chỉ làm được 400 đến 500kg. Không hiểu nhà báo này trình độ đến đâu, tác nghiệp kiểu gì mà lại nhầm lẫn giữa tăm để dệt mành mành (có nơi gọi là nan mành) với tăm để xỉa răng và vô tư đưa lên mạng.

“Việc đưa tin lên mạng không đúng với sự thật là rất nguy hiểm, ảnh hưởng cho các nhà sản xuất chân chính, làm xã hội bức xúc và gây ra những hệ lụy sau:

- Nền sản xuất của Việt nam không phát triển được, không sản xuất được sản phẩm cho xã hội đáp ứng với tiêu dùng, việc đi mua hàng rẻ tiền về đóng gói kiếm lợi nhuận, không đầu tư công nghệ tạo việc làm,các doanh nghiệp làm ăn bài bản tất yếu khiến doanh nghiệp thua ngay trên sân nhà, người lao động mất việc làm doanh nghiệp lao đao.

- Với kiểu làm ăn “hồn Trương Ba, da hàng thịt” như nhãn mác của Việt Nam, nhưng ruột của nước ngoài, người tiêu dùng không biết dựa vào đâu để mua hàng đúng với giá trị của nó”.

- Quốc tế hiểu sai về Việt nam: “Đến cái tăm cũng không sản xuất được mà phải nhập khẩu của Trung Quốc. Tăm sản xuất được thì toàn là tăm tẩm hoá chất vậy làm sao đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nguyên liệu làm từ tre là mặt hàng truyền thống?”.

Rừng tre của chúng ta đang cạn kiệt đến mức báo động, hàng ngày chặt hàng trăm tấn tre xuất khẩu giá rẻ. Nếu chúng ta không xuất khẩu tre nguyên liệu và cấm hoặc hạn chế nhập tăm thì chẳng những sử dụng tiết kiệm được nguồn nguyên liệu rừng quý giá, mà còn tạo ra bao nhiêu việc làm cho người dân. Từ những sự kiện trên, thiết nghĩ người tiêu dùng Việt Nam cũng cần phải rất tỉnh táo với những thủ đoạn loby, PR tinh vi của kiểu làm ăn chộp dật như đã nêu ở trên.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phát huy nội lực, phải tạo ra công nghệ để sản xuất, tạo việc làm, nhất là tái tạo rừng bảo vệ nguồn lợi thiết thực nhất, đồng thời phải đề cao trách nhiệm với người tiêu dùng Việt Nam. Phía Nhà nước cũng cần có chính sách hạn chế, thậm chí cấm xuất khẩu tre nguyên liệu để bảo vệ rừng, đồng thời sử dụng rừng kinh tế có hiệu quả cao nhất./.

Tin khác