VIDEO

HỖ TRỢ

Anh Quân

Ho tro truc tuyen

0982607273

Thùy Dương

Ho tro truc tuyen

0902237375

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Báo chí

Câu chuyện đau vì xuất tre đi và nhập tăm về


Sản phẩm của ông Nguyễn Văn Hà, giám đốc cơ sở sản xuất tăm tre Bình Minh đã từng chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhưng giờ đây ông đang phải đối mặt với một cuộc chiến thực sự để bảo vệ thương hiệu của mình.

Chuyện của ông cũng là câu chuyện chung của nhiều doanh nghiệp nhỏ đang phải đơn thương độc mã tự vật lộn để tồn tại.Thắng ở khâu nguyên liệuĐiều gì khiến ông chọn cái tăm để bắt đầu sự nghiệp của mình? Năm 1990 - 1991, tôi công tác bên Thái Lan, một lần cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sang, tôi được đưa bác Linh đi thăm các nơi, trong đó có một số cơ sở sản xuất các sản phẩm từ tre của Việt kiều. Bác Linh nói ở ta nguyên liệu tre dồi dào, rất cần phát triển mô hình sản xuất cá thể như thế. Nghe vậy tôi bày tỏ muốn đi học một nghề để sau về làm trong nước, bác rất ủng hộ. Thế là sau đó, cứ thứ 7, chủ nhật được nghỉ tôi lại xin phép xuống cơ sở cách đó 200km để học nghề. Được 2 năm, đến năm 1993, nắm chắc nghề, tôi mới quyết định mua máy móc, công nghệ về Việt Nam mở xưởng sản xuất.

Tôi nhớ trước đó chúng ta thường dùng loại tăm thô sơ, sau thì có tăm của Trung Quốc?Tôi là người đầu tiên đưa công nghệ vào làm tăm hương quế ở Việt Nam. Năm 1995, sản phẩm tăm tre Bình Minh của chúng tôi đã được kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.Lúc đầu khó khăn lắm. Trên thị trường toàn tăm của Trung Quốc. Sau tôi tìm hiểu thì thấy mình chỉ có thể thắng họ ở khâu nguyên liệu. Tre của mình đốt ngắn, nhiều mấu khiến giá thành cao. Tôi phải bỏ ra mấy tháng khoác balô vào rừng, đi suốt từ Thanh Hoá vào Nghệ An để tìm tre. Sau tìm được loại tre Nùng, dóng dài 60 - 80cm, ít mấu, lại dẻo, rất hợp để làm tăm. Mừng quá, tôi bèn bàn với địa phương lập xưởng sản xuất phôi tăm ngay tại vùng nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển.

Và thế là thắng? Đến năm 1998 thì chúng tôi chiếm lại được thị trường, tăm Trung Quốc hầu như không có ở Việt Nam nữa. Hàng của chúng tôi còn xuất đi Malaixia, Ấn Độ, Đông Âu... Phải mở 4 xưởng sản xuất ở Nghệ An, Nam Hà, Xuân Mai và Hà Nội.Chuyện cái tăm không hề nhỏVụ ồn ào về tăm tẩm hoá chất, cơ sở của ông có bị ảnh hưởng?Năm 2007 - 2008 trên mạng xuất hiện thông tin có tăm tẩm hoá chất khiến người tiêu dùng tẩy chay tăm tre, các cơ sở sản xuất điêu đứng. Sau tìm hiểu ra thì đó là cơ sở ở Hà Tây nhưng họ chỉ làm tăm để dệt mành chứ không làm tăm quế. Các trang mạng đưa tin không chính xác như vậy là tiếp tay cho cạnh tranh không lành mạnh, người sản xuất chúng tôi gặp rất nhiều bất lợi.
 

Nhưng gần đây kết quả kiểm nghiệm cho thấy đúng là tăm có hoá chất


Năm 2010, lượng tăm của Trung Quốc nhập vào nhiều đến mức kỷ lục. Các báo đăng đến tháng 11/2010 đã có 1.118 tấn tăm được nhập về (chưa tính các cửa khẩu ngoài Bắc). Tuy nhiên, trên thị trường không hề có tăm nhãn mác Trung Quốc mà toàn nhãn mác Việt Nam. Có nhãn mác không ghi xuất xứ hàng hoá, không ghi địa chỉ rõ ràng, lại có loại có cả biểu tượng huy chương vàng... Có loại tăm có mùi chua, cắn vào thấy vị hơi đắng và không có mùi quế. Mang mẫu lên Tổng cục đo lường chất lượng để kiểm tra, kết quả là hàm lượng hoá chất Na2SO4 rất lớn, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Mang mẫu đi kiểm tra là tự cơ sở mình làm?

Tự chúng tôi làm. Việc thông tin sai mình cũng phải đến tận nơi tìm hiểu. Phải nhờ luật sư, rồi mình lại phải mất tiền để đăng lại thông tin. Ngay cả khi phát hiện ra có tăm giả nhãn hiệu Bình Minh, chúng tôi đã tự điều tra được nơi làm giả ở Hải Dương. Sau đó mời bên công an, thị trường tới xử lý. Đó là gia đình nông dân, nhà cửa thì xập xệ, có máy móc gì đâu, họ chỉ mua tăm cân trên thị trường về rồi dán nhãn mác của mình vào. Mình đến thì họ xin xỏ. Rồi cũng chẳng xử lý được. Mà mọi chi phí đi lại mình phải chịu cả.
 

Không ngờ cái tăm nhỏ thế mà cũng nhiều chuyện phức tạp quá


!Những chuyện đó đã thấm gì, tôi đã từng bị gọi điện khủng bố, bị đe dọa đốt xưởng...  Hồi tháng 6/2009, có một người Trung Quốc nói được tiếng Việt đến đặt vấn đề mua thương hiệu của Bình Minh hoặc liên doanh theo kiểu họ xuất tăm cho mình chỉ cần đóng gói bán... Chúng tôi không thể chấp nhận vì phải giữ thương hiệu của mình. Đến tháng 9/2009, nhiều mạng điện tử đăng tin tăm tre ở phố Tôn Đức Thắng và phố Khâm Thiên tẩm hoá chất (ở Khâm Thiên chỉ có cơ sở của tôi có đăng ký nhãn mác nơi sản xuất).
Tất nhiên sau đó chúng tôi đã yêu cầu các tác giả phải đính chính, nhưng mình bị thiệt hại nặng nề. Đầu năm 2010, công nhân của 4 xưởng của tôi phải nghỉ việc gần hết. Trước là 274 người, nay cả giám đốc, công nhân chỉ còn 23 người. Chúng tôi phải trả lại chứng chỉ ISO vì không đủ trả lương cho cán bộ quản lý. Mới đây đã phải bán đi một dàn máy 280 triệu đồng để lấy tiền trang trải. Tôi cho đấy là kiểu cạnh tranh không lành mạnh.
 

Không biết bảo vệ nhau


Khó khăn nhiều thế, ông có nghĩ là sẽ thôi không làm nữa?

Đã có lúc tôi nghĩ thế. Vợ con không muốn cho làm nữa. Nhiều đêm ngủ cứ giật mình. Nhưng nghĩ lại tiếc công gây dựng, máy móc, công nghệ mình đầu tư nhiều thế mà bỏ đi thì phí vô cùng. Rồi cán bộ công nhân đều là con cháu, bạn bè, bỏ sao được. Hiện nay, chúng tôi chỉ sản xuất cầm chừng tăm và đũa cho các nhà hàng, khách sạn và làm chân hương xuất sang Ấn Độ. Mà nguyên liệu cũng đang rất thiếu. Kinh doanh ở ta khó khăn lắm
 

Vậy là mình chấp nhận thua?



Đúng là thua ngay trên sân nhà. 1kg tăm nhập về bán 19.000đ, đúng bằng giá nguyên liệu để làm 1kg tăm của chúng tôi. Thế thì cạnh tranh làm sao được. Chỉ buồn vì hàng của mình tốt thì lại không bán được, trong khi dân mình lại đi dùng tăm nhập về kém chất lượng, có hoá chất. Đau một nỗi họ lại nhập tre của mình về rồi xuất tăm sang. Tình trạng chặt tre để bán nguyên liệu thô hiện đang rất phổ biến. Dù hiện nay chúng tôi đang phải làm chân hương để tồn tại, nhưng tôi thấy cách làm này vẫn là xuất thô, không hiệu quả vì quá lãng phí nguyên liệu không tận dụng được lợi thế.
 

Không chỉ tre mà còn rất nhiều thứ chúng ta đang xuất thô


!Tôi thấy cách quản lý của ta còn rất lỏng lẻo. Chúng ta đang khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt, nhưng lại không bảo vệ các nhà sản xuất. Từ thứ nhỏ như cái tăm, trong nước sản xuất được, tại sao vẫn cho nhập nhiều đến thế. Ngay cả nguồn nguyên liệu cũng chưa có chính sách bảo vệ. Nông dân thì cứ được giá là họ bán, là chặt theo kiểu tận thu, tre non cũng chặt. Mà giống tre nếu chặt cây non dưới 6 tháng thì sẽ không có măng, không mọc kịp. Nguy cơ mất rừng không còn xa nữa. Cũng thật buồn là người Việt Nam ta không biết bảo vệ nhau, cứ làm ăn theo kiểu chụp giật, cứ thấy lợi là làm, bất chấp việc tiếp tay đưa hàng kém chất lượng ra thị trường, giết chết những nhà sản xuất chân chính.

Xin cảm ơn ông. Chúc ông sớm vượt qua những khó khăn này!
 

Tin khác