Báo chí
Báo Tuyên Giáo | Tăm tre Bình Minh: Hàng Việt cho người Việt
Đối với người Việt Nam tăm là mét vật dụng rất đỗi quen thuộc và không thể thiếu trong gia đình sau mỗi bữa ăn. Nó như là một nét văn hoá của người Việt. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt” do Bộ Chính trị phát động tháng 8 năm 2009, doanh nghiệp Tăm tre Bình Minh đã cho ra đời một sè sản phẩm tăm tre hiện đại phục vụ cho người Việt.
Hiện nay doanh nghiệp đang sản xuất ra nhiều mặt hàng tăm tre có chất lượng cao với giá thành hợp lý, đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, thương hiệu và uy tín của Tăm tre Bình Minh hiện nay đang phải đối mặt với các chiêu bài cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp khác.
Nhóm phóng viên chúng tôi có buổi đến thăm và làm việc tại doanh nghiệp ở phố Khâm Thiên, thật tự hào khi biết rằng Tăm tre Bình Minh là một trong những sản phẩm tiêu biểu chào đón Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Doanh nghiệp Tăm tre Bình Minh được thành lập ngày 4-7-1995, với hai loại sản phẩm là tăm tre hương quế và tăm tre hương bạc hà được sản xuất trên dây truyền máy móc hiện đại, ủ trong bốn giờ hoàn toàn tiệt trùng, nguyên liệu được lấy từ cây tre Lùng ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá.
Sản phẩm tăm không có mấu mắt, mẫu mã đẹp, giá cả lại cạnh tranh nên ngày càng chiếm được lòng tin yêu của người tiêu dùng. Do vậy, sản phẩm không những được tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn được các bạn hàng nước ngoài ưa thích, trở thành mặt hàng xuất khẩu sang các nước như: Ấn Độ, Đông Âu, Malayxia…
Với uy tín, chất lượng nhiều năm qua, Tăm tre Bình Minh đã có sự phát triển vượt bậc, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, sản phẩm của công ty đã được chứng nhận đo lường chất lượng Hà Nội cấp số 45/2003, Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 5321.Tăm tre Bình Minh cũng vinh dự nhận được rất nhiều giải thưởng như: Huy chương vàng tại Hội chợ Hàng tiêu dùng Việt Nam chất lượng cao 2003 (cho 2 sản phẩm Tăm tre hương quế và Tăm tre hương bạc hà); 2 Giải thưởng Bạch Thái Bưởi và Tinh hoa Việt Nam năm 2009; nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, bộ, ban ngành. Chứng nhận doanh nghiệp có năng lực quản lý, kiểm soát sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 TQCSI, hội viên Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam…
Tuy nhiên gần đây trên thị trường có rất nhiều hãng tăm tre có nhãn mác, bao bì không đúng với quy định của Nhà nước, chưa được cấp giấy chứng nhận và kiểm định chất lượng. Trước đó, có một số doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam chào bán tăm tre với Doanh nghiệp Tăm tre Bình Minh, nhưng doanh nghiệp đã từ chối vì kém chất lượng. Và để phân biệt được loại tăm tre hương quế, anh Nguyễn Văn Hà cho biết: người tiêu dùng chỉ cần bẻ đôi que tăm, cắn dập ở đoạn giữa nếu không có mùi quế cay, ngọt và trong hộp tăm có mùi chua nồng là loại tăm tẩm hoá chất, do trong que tăm còn dư lượng hoá chất nên đã làm mất mùi vị quế tự nhiên...
Theo báo Tuổi trẻ ra ngày 14/6/2010, trong 5 tháng đầu năm 2010 tăm tre của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam 82,5 tấn. Riêng trong năm 2009, nhập qua cảng Cát Lái 213,5 tấn loại tăm tre này... Như vậy số lượng tăm Trung Quốc nhập vào nước ta năm 2009 - 2010 là gần 300 tấn. Ở đây, ta thử làm một phép tính là: bình thường 1 hộp tăm nhỏ đóng được 300 que, 1 hộp lớn đóng 500 que và 1kg thì tương đương với 6500 que. Tính nhẩm ta cũng tính được 1kg sẽ sản xuất ra được 21,6666 hộp tăm. Vậy 300 tấn sẽ sản xuất ra được bao nhiêu hộp tăm? Mà trên thị trường Việt Nam hầu như không có tăm mang nhãn mác Trung Quốc. Một câu hỏi đặt ra là: Lượng tăm nhập khẩu đó được tiêu thụ ở đâu? Liệu có phải tiêu thụ dưới nhãn mác của Việt Nam không? Câu trả lời vẫn đang bỏ ngỏ… Trong khi giá thực tế của tăm tre Bình Minh là 35.000 đồng/kg, giá Trung Quốc nhập vào là 26.000 đồng/kg mà nói giá bằng một nửa giá tăm của Việt Nam là không đúng sự thật.
Gần đây, trên một số báo và mạng Internet xuất hiện nhiều thông tin về tăm tre tẩm hoá chất ở một số cơ sở sản xuất tăm tre đũa trên phố Khâm Thiên, nhưng lại không nói rõ là cơ sở sản xuất nào, trong khi ở phố Khâm Thiên chỉ có duy nhất doanh nghiệp Tăm tre Bình Minh được in trên bao bì - nơi xuất xứ của sản phẩm, điều này làm người tiêu dùng hiểu sai về sản phẩm tăm tre Bình Minh. Chính vì lý do này thời gian qua doanh nghiệp tăm tre Bình Minh đã phải gánh chịu những thiệt hại lớn, làm 2/3 công nhân của xưởng chế biến ở Nghệ An và các xưởng ở ngoại thành Hà Nội phải nghỉ việc. Tiếp đó, anh Hà còn liên tiếp nhận đựơc những cuộc điện thoại nặc danh đe doạ, mang tính khủng bố làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự nghiệp sản xuất của anh. Chưa kể hết số nguyên liệu nhập vào từ năm 2009 do không sản xuất được đã bị hỏng, doanh nghiệp mất gần hết đối tác nhập hàng trước đó chỉ vì thông tin đũa tre, tăm tre ở phố Khâm Thiên tẩm hoá chất. Vậy những tổn thất trên ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp? Và nếu sau này khôi phục lại được thì chi phí đào tạo lại công nhân cũng không nhỏ...
Trao đổi với chúng tôi về việc này, anh Hà bức xúc nói: Trên các mạng điện tử Afamily.vn; Đọc báo; Tư vấn online; Vdayvn.com; Tin mới.vn; Xinh kiều; Báo mới; Xã luận.com; Vietones Forum; Tagvn; Yêu trẻ thơ; các báo ra cùng ngày 10/12/2009, tác giả là Ngọc Anh, phóng viên Báo Afamily đã đăng tải những thông tin không rõ ràng trên, chúng tôi đã yêu cầu tổng hợp lại nội dung này ở đâu, từ cơ sở sản xuất nào phải trả lời rõ cho công luận, nếu không đúng sự thật phải cải chính và bồi thường cho các doanh nghiệp chân chính ở phố Khâm Thiên và phố Tôn Đức Thắng những thiệt hại mà các doanh nghiệp này phải gánh chịu bởi thông tin đó. Đến 28/6/2010, chỉ có báo afamily có bài viết cải chính.
Qua sự việc này cho thấy, các cơ quan quản lý cần phối hợp để sớm hoàn thiện hệ thống kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệp Tăm tre Bình Minh nói riêng, một doanh nghiệp đã có thương hiệu về chất lượng sản phẩm, nhưng vẫn bị các đầu mối cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhập tăm tre từ nước ngoài nên nhập khẩu sản phẩm đã đóng gói có tem nhãn và xuất xứ rõ ràng không nên nhập về rồi đóng gói và ghi lên nhãn hiệu Việt Nam. Các siêu thị nhập hàng phải thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý, rõ ràng về cơ sở sản xuất có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…
Tin khác
- Báo công luận | Sự thật về tăm tre bị tẩm hóa chất (tăm tre hương Quế)
- Báo Thanh Tra Chính Phủ | Sự thật về tăm tre bị “tẩm hóa chất”
- Báo Công Nghiệp | Sự thật về tăm tre bị tẩm hóa chất (tăm tre hương Quế)
- Báo Môi Trường | Sự thật tăm tẩm hóa chất (tăm tre hương quế).
- Tạp Chí Kinh Doanh | Sự thật tăm tẩm hóa chất (tăm tre hương quế).
- Báo Môi Trường và Sức Khoẻ | Sự thật tăm tẩm hóa chất (tăm tre hương quế).
- Báo Đất Việt | Vạ lây vì tăm tẩm hóa chất
- Báo Quê Hương Ngày Nay | Chuyện thăng trầm của Tăm tre hương Quế Việt Nam
- Báo Kiểm Sát Online | Sự thật tăm tẩm hóa chất (tăm tre hương quế)
- Báo Đại Đoàn Kết
- Báo Châu Á Thái Bình Dương | Báo động tăm nhập khẩu đeo mác thương hiệu Việt
- Báo Kinh Tế và Dự Báo | Phía sau sự thật về tăm tre bị tẩm hóa chất (tăm tre hương Quế)
- Báo Người Đưa Tin | Sự thật về làng tăm ở Quảng Phú Cầu
- Báo Bách Khoa | Sự thật tăm tẩm hóa chất (tăm tre hương quế)
- Báo Pháp Luật | Báo động tăm nhập khẩu đeo mác thương hiệu Việt
- Báo Nghiên Cứu Lập Pháp Quốc | Hội Báo động tăm nhập khẩu đeo mác thương hiệu Việt
- Báo Điện Tử Giáo Dục Việt Nam | Sự thật tin đồn tăm tre tẩm hàng chục loại hóa chất
- Báo 24h.com.vn
- Câu chuyện đau vì xuất tre đi và nhập tăm về
- Báo hàng hoá và thuơng hiệu
- Tạp chí Thanh Tra Việt Nam
- Báo Tạp chí Doanh Nhân Việt | Tăm Tre Bình Mình: Thương Hiệu Của Chất Lượng
- Báo Doanh Nghiệp | Tăm tre Bình Minh xuất ngoại
- Báo Doanh Nhân Việt Nam
- Báo Thanh Niên - 06/01/2014 | Điêu đứng vì hàng 'dỏm' Trung Quốc
- Báo dân trí | Tăm tre Bình Minh xuất ngoại
- Báo Người Tiêu Dùng - Người đi tìm hồn cốt tăm tre Việt Nam
CÁC GIẢI THƯỞNG
Tìm kiếm
GÓC BÁO CHÍ
THÔNG TIN CẦN BIẾT
THỐNG KÊ LƯỢT TRUY CẬP
Online: 6
Hôm nay: 50
Tổng cộng: 399.881