VIDEO

HỖ TRỢ

Kinh doanh

Ho tro truc tuyen

986625252

Kinh doanh

Ho tro truc tuyen

0986625252

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Báo chí

Báo Đất Việt | Vạ lây vì tăm tẩm hóa chất


Cây tre rất đỗi quen thuộc với làng quê Việt Nam, và tăm tre là một thứ vật dụng hàng ngày không thể thiếu của người dân sau mỗi bữa ăn. Tăm tre tuy nhỏ bé nhưng hiện nay lại là nỗi lo lắng của nhiều người dân về đảm bảo sức khỏe của sản phẩm khi mà trên thị trường xuất hiện hàng loạt các loại tăm không có nhãn mác và đặc biệt là các sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc.

 

Tăm nhập khẩu không nhãn mác không chỉ làm cho người dân lo lắng đến chất lượng sản phẩm mà còn làm đau đầu các doanh nghiệp làm  ăn chân chính trong nước. Đơn cử như cở sở sản xất tăm tre Bình Minh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam trong ngành sản xuất tăm tre. Mặc dù các sản phẩm của cơ sở đã được các cơ quan có chức năng thẩm quyền thẩm định chất lượng sản phẩm song cũng bị những đòn đánh khá nặng và tai tiếng bởi trên thị trường hiện nay xuất hiện một số loại sản phẩm tăm tre có xuất xứ không rõ nguồn gốc, nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. 


Và cái vạ “ tăm tẩm hóa chất” cũng va vào doanh nghiệp Bình Minh, tạo nên thế cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp.

 

Có một nghịch lý trong khi chúng ta xuất khẩu hàng nghìn tấn tre cho Trung Quốc thì lại nhập khẩu lên tới số lượng 1.118 tấn tăm tre (theo báo hải quan Bình Duơng ngày 18/11/2010), còn các cửa khẩu ngoài bắc chưa được thống kê và đến nay số lượng lên đến bao nhiêu thì chưa rõ. Việc nhập tăm bất chấp có dư lượng hoá chất hay không, giá bán rẻ bằng một nửa so với  tăm sản xuất trong nước nên các nhà sản xuất tăm trong nước bị thua ngay trên sân nhà. Câu hỏi đặt ra là tăm nhập vào hàng ngàn tấn nhưng trên  thị trường không có hộp tăm nào mang nhãn mác Trung Quốc, toàn nhãn mác Việt Nam, hầu như nhãn mác không có xuất xứ hàng hoá hoặc ghi địa

 

chỉ không rõ ràng, thậm chí có nhãn mác lấy biểu tượng huy chương vàng để lừa dối người tiêu dùng, làm mất uy tín của giải thưởng. Những hộp tăm này đã được mang lên tổng cục đo lường chất lựợng kiểm tra về nồng độ hoá chất, kết quả thử nhiệm TCVN 6494-2000 hàm lượng  hoá chất Na2SO4 - mẫu số 1 = 404,8 -mẫu số 2 = 948,0 - mẫu số 3 = 1156,3 mùi chua, tăm cắn dập ra cảm nhận hơi đắng hoàn toàn không có mùi quế. Vì nếu có cho quế vào hoá chất sẽ làm mất mùi quế. Với kiểu làm ăn “hồn Trương Ba, da hàng thịt” như nhãn mác của Việt Nam nhưng ruột của nước ngoài, người tiêu dùng không biết phải dựa vào đâu để mua hàng đúng với giá trị của nó. 

 

 Hàng ngày, chúng ta chặt hàng trăm tấn tre xuất khẩu với giá rẻ - là một trong những nguyên nhân chính khiến rừng tre của chúng ta đang ngày càng cạn kiệt tới mức báo động. Nếu như chúng ta không xuất tre và nhập tăm về thì sẽ tạo công ăn việc làm cho biết bao lao động phổ thông. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất tăm tre trong nước nhiệm vụ là phải phát huy tối đa nội lực, tạo ra công nghệ để sản xuất, tạo việc làm và đặc biệt là tái tạo rừng bảo vệ nguồn lợi thiết thực nhất. 


Để chuyện cái tăm không còn là nỗi lo lắng nữa thì trước hết mỗi người dân cần phải có sự tinh tế trong việc lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu và được các cơ quan có chức năng thẩm định về chất lượng sản phẩm; không nên lựa chọn những mặt hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài không có cơ quan chủ quản bảo hộ và giám định chất lượng sản phẩm tại Việt Nam; ưu tiên sử dụng những mặt hàng sản xuất trong nước theo phương châm “người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam”.Qua câu chuyện về cái tăm, chúng tôi mong rằng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũng như của người tiêu dùng cần phải được bảo vệ tốt hơn bằng hệ thống các quy phạm pháp luật và các chính sách của Nhà nước. Các cơ quan quản lý cần phối hợp hành động quyết liệt để sớm hoàn thiện hệ thống kiểm soát, lập hàng rào kỹ thuật cho thương mại, bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp nói chung và đối với doanh nghiệpTăm tre Bình Minh noi riêng. Đồng thời các cơ quan quản lý tại địa phương phải thường xuyên theo dõi, thanh kiểm tra tính pháp lý, quy trình sản xuất của các cơ sở sản xuất.

 

Về phía các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong nước cần đảm bảo rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguyên vật liệu dùng để sản xuất, đảm bảo sản xuất các sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng. Các doanh nghiệp nhập sản phẩm từ nước ngoài nên nhập khẩu sản phẩm đã đóng gói có tem nhãn và xuất xứ rõ ràng không nên nhập về rồi đóng gói và ghi lên nhãn hiệu Việt Nam để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tăng cường sản xuất trong nước và nhất là bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng. 

 

Đối với các siêu thị, cửa hàng khi nhập hàng phải thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý, rõ ràng về cơ sở sản xuất có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 

Theo Báo Đất Việt

Tin khác